Thông báo
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chuyên đề " Bồi dưỡng học sinh hạn chế về năng lực và phẩm chất - Học sinh năng khiếu"

" Bồi dưỡng học sinh hạn chế về năng lực và phẩm chất - Học sinh năng khiếu"

BỒI DƯỠNG HỌC SINH HẠN CHẾ VỀ NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT

HỌC SINH NĂNG KHIẾU

Trường Tiểu học Tản Lĩnh, ngôi trường có bề dày trong phong trào dạy và học. Vào đầu năm học, Ban giám hiệu nhà trường cùng các tổ chuyên môn đã xây dựng kế hoạch giáo dục xuyên suốt năm học. Đặc biệt, kế hoạch bồi dưỡng học sinh hạn chế về năng lực và phẩm chất + học sinh năng khiếu được nhà trường triển khai tới toàn thể giáo viên. Cụ thể  như sau:

  1. Học sinh hạn chế về năng lực và phẩm chất
  • HS sinh hạn chế về năng lực và phẩm chất đa số rơi vào những em có hoàn cảnh gia đình có hoàn cảnh. Một số em sống với ông bà do bố mẹ đi làm xa hoặc bố mẹ li hôn. Một số em rỗng kiến thức nên sợ học. Số ít em trí tuệ chậm.
  • Giúp HS sinh hạn chế về năng lực và phẩm chất: Cô giáo và gia hợp tác với nhau bằng cả tình thương và trách nhiệm một cách thường xuyên và liên tục.

 

Thông qua những mạch kiến thức thật đơn giản theo chương trình học: Cộng, trừ, nhân, chia, toán có lời văn, các dạng toán cơ bản, hình học. Bài tổng hợp cho các em làm theo tuần, tháng.

 

  • GV chủ nhiệm lớp tùy vào tình hình lớp lên kế hoạch

cụ thể cho từng tháng bồi dưỡng các em.

       Chẳng hạn, học sinh lớp 5:

* Tháng 9

- Toán: Học thuộc bảng nhân, chia. Làm được 4 phép tính về phân số.

- Tiếng Việt:  Đọc bài tập đọc to, rõ. LTVC mở  rộng vốn từ về Tổ quốc, từ đồng nghĩa. Làm được bài văn tả cảnh vườn cây có đủ 3 phần.

* Tháng 10

- Toán: Tiếp tục ôn lại bảng nhân, chia. Làm được các dạng toán ở mức độ đơn giản. Đọc, viết được số thập phân.

- Tiếng việt: Đọc bài tập đọc to, rõ, chôi chảy. LTVC mở  rộng vốn từ về Hòa bình, từ trái nghĩa. Làm được bài văn tả cảnh cánh đồng lúa có đủ 3 phần.

Tháng 11

- Toán: Tiếp tục ôn lại bảng nhân, chia. Làm được 4 phép tính về số thập phân.

- Tiếng việt: Đọc bài tập đọc to, rõ, chôi chảy trả lời được các câu hỏi trong bài. LTVC mở  rộng vốn từ về Hữu nghị, hợp tác, từ đồng âm. Làm được bài văn tả cảnh con đường có đủ 3 phần.

 

2. Học sinh năng khiếu:

Các em được sự quan tâm của gia đình nhưng gặp khó khăn thời gian bồi dưỡng ít, kiến thức nặng.

 

Bồi dưỡng các em chủ yếu là nhờ vào mạch kiến thức mà giáo viên dạy thông qua tài liệu tự sưu tầm. GV lên kế hoạch dạy theo từng chủ đề với Toán học và tuần đối với Tiếng Việt.

Chẳng hạn, học sinh lớp 5

 

SỐ TỰ NHIÊN

1. Cho các số 2316; 2608; 2345; 2010/ Trong các số trên số nào vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5?

2. Số thứ nhất là 50, số thứ hai là 44, số thứ 3 là 82. Hỏi trung bình cộng số thứ nhất và số thứ ba lớn hơn số thứ hai bao nhiêu đơn vị?

3. Trên tia số, số nào gần số 0 nhất?  (14219; 150000; 2530; 2210)

4. Tính tổng các số tự nhiên liên tiếp từ 1200 đến 1360

5. Hãy viết số thích hợp vào ô trống, biết 2122<x<2135 và x chia hết cho cả 3 và 5

6. Ngày thứ nhất xưởng A sản xuất được 210 cái túi, ngày thứ hai sản xuất ít hơn ngày thứ nhất 15 túi, ngày thứ ba sản xuất nhiều hơn ngày thứ hai 36 cái. Hỏi trung bình mỗi ngày xưởng A sản xuất được bao nhiêu cái? (212)

7. Cho các số : 2316; 2608; 2345; 2010. Trong các số trên, số nào vừa cjhia hết cho 2, vừa chia hết cho 5.

8. (22) Cho dãy số cách đều có số lớn nhất là 207 và số bé nhất là 18. Khoảng cách giữa hai số liên tiếp là số lớn nhất có 1 chữ số. Khi đó số số hạng của dãy là……?

9. (75) Cho dãy số cách đều có số lớn nhất là 760 và số bé nhất là 20. Khoảng cách giữa hai số liên tiếp là số bé nhất có 2 chữ số. Khi đó số số hạng của dãy là……?

10.  Trường Tiểu học A có 3 lớp tham gia trồng cây. Lớp 5B trồng được 30 cây, lớp 5C trồng được nhiều hơn 5B 5 cây, lớp 5D trồng ít hơn 5 B 13 cây hỏi trung bình mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây?

* Một giáo viên rất vất vả. Giáo viên trong tổ cùng hợp tác với nhau. Mỗi người một chủ đề. Sau đó, gộp lại với nhau thành một cẩm nang bồi dưỡng học sinh năng khiếu. Như vậy, giáo viên vừa được trau dồi nghiệp vụ chuyên môn, vừa có thể bồi dưỡng học sinh trong năm học chủ động.

 

 

 


Tập tin đính kèm
Tác giả: Nguyễn Xuân Thủy
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan